Giỏ hàng
Sale Extra từ MILUXE Shop Now

THE JOURNAL MOBILE

Carbon TPT – "cách mạng" trong chế tác vật liệu xa xỉ cho giới thượng lưu: Siêu nhẹ, cứng hơn thép không gỉ 60 lần

Cho đến thời điểm hiện tại chỉ có Mobiado và Richard Mille ứng dụng vật liệu carbon đa lớp TPT hay còn gọi là carbon vân gỗ.

Trong lĩnh vực đồ xa xỉ, cụ thể là đồng hồ, tồn tại song song hai xu hướng sử dụng vật liệu.

Vàng và thép là hai vật liệu tiêu biểu cho xu hướng cổ điển, các vật liệu này phù hợp với công nghệ chế tác truyền thống, cũng như phù hợp với thẩm mỹ "lấp lánh trên cổ tay" truyền thống.

Xu hướng hiện đại lại hướng đến việc sử dụng các vật liệu high-tech tạo ra các sản phẩm đa dạng về hình thức, cũng như có các tính năng vật lý đặc biệt như bền hơn, nhẹ hơn, chống hóa chất, chống xước… Tất nhiên các vật liệu này đòi hỏi các công nghệ chế tác đặc biệt hơn. Quá trình sử dụng vật liệu high-tech trong đồ xa xỉ đi từ titanium, ceramic, carbon và gần đây nhất là thân vỏ sapphire.

Big Bang Unico Sapphire có thân vỏ là sapphire, giá 1,6 tỷ.

Vật liệu carbon được coi là vật liệu của tương lai với những ưu điểm vượt trội như siêu nhẹ, độ bền cao, khả năng chịu kéo giãn lớn. Carbon được ứng dụng nhiều trong ngành hàng không vũ trụ, ô tô, sau đó được ứng dụng vào các thiết kế hàng cao cấp và bắt đầu tạo ra những cuộc cách mạng trong phân khúc chế tác đồ xa xỉ như đồng hồ, điện thoại. Lịch sử ứng dụng carbon bắt đầu từ những năm 1879 với sợi carbon (Carbon Fiber), tiếp đến là carbon đúc (Forged Carbon) và mới nhất là carbon ép lớp hay còn gọi là carbon vân gỗ (TPT Carbon).

Sợi Carbon (Carbon Fiber) là các sợi có kích thước đường kính khoảng 5-10 micromet. Sợi Carbon thành phẩm được hình thành từ vài ngàn sợi carbon được bó lại với nhau rồi dệt các bó sợi thành tấm, tạo hình khối bằng cách nén ở nhiệt độ và áp suất cao. Sợi carbon chỉ có 1 lớp bề mặt, trông giống như các ô caro xen kẽ màu đen với màu xám nên thẩm mỹ không cao. Mặc dù rất dai, chắc chắn nhưng khả năng chống trầy của sợi carbon cũng chưa quá cao, cũng vì thế mà các nhà sản xuất không ngừng cải tạo nó thành các dạng khác, không chỉ bền hơn mà còn phải cứng hơn.

Phiên bản đồng hồ IWC có thân vỏ làm từ Carbon Fiber.

Forged Carbon hay còn được gọi là carbon khuôn đúc là một loại vât liệu biến thể của sợi carbon với cấu trúc không được cấu thành từ dạng lớp. Nó gồm các dải nhỏ carbon được cắt và đặt vào khuôn làm nóng chảy và hòa tan dưới áp lực lớn và nhiệt độ cao. Forged Carbon có bề mặt khá tương tự như đá, các mảng màu xám và đen trộn lẫn vào nhau.

Năm 2012, nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Audemar Piguet cho ra mắt mẫu Royal Oak có phần vỏ làm từ Forged Carobn. Forged carbon được cải tiến tăng độ cứng, khả năng chống xước tốt hơn Carbon Fiber nhưng do sợi carbon bị cắt nhỏ nên mất đi tính "dai" ban đầu nên nhược điểm của Forged carbon là giòn hơn.

Đồng hồ Audemars Piguet Alinghi OffShore Carbon 26062FS có vỏ được chế tác từ Forged Carbon, giá 950 triệu.

Ra mắt từ năm 2013, Carbon TPT nhanh chóng trở thành xu hướng của các hãng chế tác đồ xa xỉ. Nổi bật với những đường vân như vân gỗ, Carbon TPT được tạo ra từ các sợi carbon được ép lớp, chia tách thành các lớp song song với độ dày tối da chỉ 0,03 mm.

TPT Carbon là vật liệu siêu nhẹ, cứng hơn thép không gỉ 60 lần, có khả năng chịu nén gấp 25 lần, chống xước gấp 200 lần so với bất kỳ loại vật liệu tổng hợp nào. Vật liệu này đang trở thành cuộc đua trong ngành hàng xa xỉ.

RM 35-01 Rafael Nadal - một trong những mẫu đồng hồ điển hình của Richard Mille có lớp vỏ làm từ carbon vân gỗ. Để chế tác carbon vân gỗ lại không hề đơn giản do vật liệu này quá cứng, hãng Richard Mille tiết lộ họ phải phát triển riêng một loại máy cắt đặc biệt. Phiên bản có giá gần 3 tỷ.

sp_forma-sport-gold-button

mobileĐiện thoại Mobiado Forma Sport có phần thân vỏ chế tác từ carbon vân gỗ, giá 88 triệu.

 

 

Sản phẩm liên quan
loading