Giỏ hàng
Sale Extra từ MILUXE Shop Now

THE JOURNAL WATCHES

Review trên tay Omega Seamaster 300

sp_seamaster-seamaster-300

Bài viết được thực hiện bởi Danny Milton, chuyên gia có kinh nghiệm gần 10 năm về lĩnh vực đồng h. Ông là tác giả của nhiều bài viết chuyên sâu về đồng hồ trên trang Hodinkee.

Bất chấp tên gọi đậm chất “thám hiểm”, Seamaster không phải lúc nào cũng gắn liền với khuôn mẫu của một chiếc đồng hồ lặn. Seamaster được ra mắt lần đầu vào năm 1948 với kích thước vỏ 34mm (tương đối nhỏ so với tiêu chuẩn hiện tại). Năm 1957, Omega tiếp tục giới thiệu Seamaster 300 - đối thủ cạnh tranh trực tiếp với những Rolex Submariner hay Blancpain Fifty Fathoms - với sự kết hợp giữa chữ số Ả Rập, vạch số khắc chìm và vành bezel xoay. Seamaster 300 đã trở thành thiết kế nguyên bản cho tất cả các phiên bản Seamaster Diver trong tương lai, mở đường cho bộ sưu tập 300M nổi tiếng trên tay điệp viên 007 James Bond.

sp_seamaster-seamaster-300

Khi cơn sốt đồng hồ vintage nổi lên vào giữa thập niên 2010s, Omega đã cho ra mắt chiếc Seamaster 300 mang phong cách đương đại, pha chút tinh thần cổ điển với lớp patina độc đáo. Đến năm 2021, Seamaster 300 tiếp tục được Omega cải tiến đáng kể, đồng thời nhận về những đánh giá tích cực từ người yêu đồng hồ và các nhà sưu tầm sành sỏi.

Mới đây, tôi đã dành bốn ngày đeo trên tay ba phiên bản Seamaster 300 mới: Seamaster 300 Black Dial/Strap, Seamaster 300 Blue Dial/Bracelet và chiếc Seamaster 300 Bronze Gold. Ngoài sự khác biệt của chất liệu Bronze Gold, cả ba chiếc đều giống nhau về thiết kế và chức năng. Đây là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn cho những ai muốn sở hữu một thiết kế đồng hồ nguyên bản nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại.

sp_seamaster-seamaster-300

Bố cục thiết kế trên phiên bản lần này gợi nhớ đến những chiếc Seamaster 300 đời đầu. Dòng chữ “Seamaster 300” đã được chuyển từ vị trí gần 12 giờ xuống phía dưới. Ở những phiên bản trước, Omega đưa chứng nhận Master Chronometer và tên bộ máy Co-Axial tại vị trí này, nhưng chúng đã được đưa về mặt đáy của đồng hồ, giúp cho mặt số trở nên tối giản hơn.

Mặt số đồng hồ có thiết kế như một chiếc bánh sandwich với hai lớp: lớp trên cùng có màu đen cùng các đường cắt lõm xuống cho mỗi vạch số và được phủ lớp dạ quang faux-patina đậm chất vintage. Nếu như kim giờ và phút có hình dáng mũi tên to bản quen thuộc, thì kim giây đã được chuyển sang thiết kế lollipop - chi tiết từng được Omega đưa lên chiếc Seamaster 300 Spectre trước đây và được nhiều nhà sưu tầm ưa thích.

sp_seamaster-seamaster-302

Vành bezel mới rõ ràng đã được Omega chăm chút tỉ mỉ và xử lí tốt hơn so với những phiên bản tiền nhiệm. Seamaster 300 sở hữu vành bezel và mặt số đều được làm từ nhôm anode thay vì hợp kim ceramic như trước. Nhôm có đặc điểm là sẽ oxy hoá, tạo nên những lớp phủ patina tự nhiên nhuốm màu thời gian, đúng với tinh thần vintage của bộ sưu tập. Với phiên bản Seamaster 300 lần này, các vạch số trên vành bezel đều được phủ lớp dạ quang siêu sáng màu xanh lam, nhằm tạo sự đồng nhất với mặt số đồng hồ. Trong khi đó, bezel khi phát quang sẽ ngả màu xanh lá để phù hợp với kim phút.

Lớp phủ patina của đồng hồ sẽ trở nên rõ ràng hơn ở bên ngoài so với trên ảnh, với tông màu tối hơn hẳn so với phiên bản Seamaster 300 tiền nhiệm. Lớp phủ này có tông màu ấm vào ban ngày và màu cát trong điều kiện ban đêm.

sp_seamaster-seamaster-302

Mặt dưới đồng hồ là bộ máy Master Co-Axial caliber 8912 độc quyền của Omega được chứng nhận bởi METAS (Viện Đo lường Liên bang Thuỵ Sĩ), có thể nhìn thấy được qua lớp kính sapphire trong suốt. Mặc dù sẽ rất tuyệt nếu Omega thiết kế mặt đáy đóng kín với biểu tượng Seamaster được khắc lên trên, nhưng tôi nghĩ các chi tiết của bộ máy 8912 xứng đáng được phô diễn ra bên ngoài, cho thấy chất lượng hoàn thiện bộ máy đỉnh cao của Omega.

Mặc dù có kích thước vỏ 41mm như những phiên bản tiền nhiệm nhưng chiếc Seamaster 300 mới tạo cảm giác như 42mm khi đeo trên tay. Mặt dưới đồng hồ là lớp kính sapphire, làm tăng độ dày của vỏ máy lên đáng kể và bạn sẽ cảm thấy đồng hồ dường như lớn hơn kích thước 41mm một chút. Tuy nhiên, điều này không thực sự đáng ngại và đồng hồ hoàn toàn thoải mái khi đeo trên tay, ngay cả với dây da hay dây kim loại.

Dây đeo bằng thép không gỉ chính là một trong những điểm mới đáng chú ý trên phiên bản lần này. Phần mắt dây chính giữa được chải dọc và hai dải dây ngoài cùng được hoàn thiện đánh bóng, ngược lại so với những phiên bản cũ. Việc không đánh bóng mắt dây giữa hoàn toàn phù hợp với một chiếc đồng hồ lặn thể thao như Seamaster 300. Đồng hồ có khoá gập với hai nút bấm quen thuộc mà chúng ta thường thấy trên những mẫu đồng hồ lặn Omega.

Lần này, Omega đã cho ra mắt phiên bản Seamaster 300 Bronze Gold với chất liệu vàng Bronze Gold nguyên khối độc quyền của thương hiệu. Việc sử dụng chất liệu vàng khối trên một chiếc đồng hồ lặn là nước đi thú vị của Omega. Bronze Gold là vật liệu gồm 50% đồng và 37.5% vàng, trong khi số % còn lại là vật liệu tạo màu và patina.

Chiếc Seamaster 300 Bronze Gold có một số khác biệt so với “người anh em” thép không gỉ của nó. Bạn có thể thấy kim giây có hình dáng cổ điển, trái ngược với thiết kế lollipop ở phiên bản vỏ thép. Vành bezel đồng hồ được chế tác từ hợp kim ceramic màu nâu. Trong khi đó, không dễ để bạn nhận ra mặt số đồng hồ được làm từ đồng bằng mắt thường.

sp_seamaster-seamaster-301

Tiếp nối tinh thần và phong cách điển hình của thương hiệu, phiên bản Seamaster 300 lần này đại diện cho giá trị mạnh mẽ của Omega trong thị trường đồng hồ lặn hiện nay - một thị trường mà không nhiều mẫu đồng hồ lặn khác có thể cạnh tranh được với Seamaster 300. Với cải tiến đáng kể lần này, Omega Seamaster 300 đã sớm trở thành thiết kế được nhiều nhà sưu tầm và người yêu đồng hồ trên khắp thế giới săn đón.

sp_seamaster-seamaster-301

Miluxe Boutique là nhà phân phối chính thức của thương hiệu OMEGA tại Việt Nam.

Xem thêm thông tin sản phẩm tại:

https://www.miluxe.com/collections/omega

Nguồn: Hodinkee

 

Sản phẩm liên quan
loading